Sự có mặt của lọ thủy tinh trong các vật dụng ở nhà đã là điều không còn xa lạ, chúng phục vụ cho mục đích chưng hoa, đựng nước,… Ứng dụng của sản phẩm này được dùng cho nhiều nhu cầu khác nhau, cùng khám phá những điểm ưu việc của vật dụng quốc dân này nhé!
Quy trình sản xuất thành phẩm lọ thủy tinh công nghiệp
Lọ thủy tinh là một vật dụng phổ biến với công dụng trang trí được đề cao hơn cả, người ta nghĩ ra nhiều ý tưởng để sản phẩm này phát huy tối đa tính thẩm mỹ của nó. Có thể nói, chiếc lọ trong suốt với nhiều kiểu dáng hiện đại đã hút hồn người chiêm ngưỡng từ cái nhìn đầu tiên, khiến họ phải rinh về nhà ngay lập tức.
Không gian sống của bạn không thể thiếu sự góp mặt của thủy tinh, đặc biệt thích hợp để chưng hoa, sử dụng làm chuông gió, quả cầu tuyết,… Nó mang lại cảm giác mộc mạc nhưng vô cùng tinh tế, vẻ đẹp lung linh từ sự thuần khiết tạo nên không gian sống ấm áp, thân thuộc.
Tuy nhiên, quy trình sản xuất ra được thành phẩm một chai thủy tinh phải trải qua những công đoạn gì không có nhiều người biết. Vậy cho nên, bài viết này sẽ mang đến những thông tin vô cùng hữu ích về quy trình sản xuất công nghiệp để cho ra một lọ thủy tinh hoàn chỉnh.
Thời gian đầu khi thủy tinh mới ra đời, người ta phải chế tạo thủ công bằng tay, nhưng ngày nay quy trình nãy đã được chuyển hóa sang tự động. Xét về mặt hóa học, lọ chai thủy tinh sẽ bao gồm phần trăm SiO2 dao động trong khoảng 75% đến 80%. Vậy thì để tạo nên chiếc lọ đúng chuẩn, ta phải trải qua các bước tuần tự:
Khâu chuẩn bị nguyên liệu – Lọ thủy tinh
Như bạn đã biết, thủy tinh được chế tạo từ cát, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu cát silica hay còn được biết đến với cái tên phổ biến không kém là cát thạch anh. Người chế tạo cần lọc sạch cát, chỉ giữ lại thành phẩm cát không lẫn tạp chất, những vật phẩm ngoài lề như sắt, đất đều sẽ được loại trừ để đảm bảo độ trong.
Nếu như trong cát thủy tinh có sắt, thành phẩm lọ thủy tinh ra đời sẽ không còn giữ được sự tinh khiết, nó chuyển hóa thành màu xanh lục trông không được đẹp mắt. Ngoài ra, vì nguồn cát đôi khi khan hiếm, không phải lúc nào cũng đảm bảo đủ số lượng.
Khi đó, dùng cát không sạch thì thợ sản xuất cần làm thêm một công đoạn là điều chỉnh hiệu ứng màu sắc. Cụ thể hơn, họ sẽ bổ sung một thành phần có tên là hóa chất mangan dioxit, nó sẽ có công dụng tẩy trắng màu thủy tinh từ xanh lúc về trắng trong suốt. Tuy nhiên, không nên lạm dụng điều này, sử dụng cát sạch vẫn được ưu tiên hàng đầu.
Bổ sung Ca0, NANCO3
Ca0 được đọc là Canxi Oxit, NANCO3 được gọi là Natri cacbonat, đây là những thành phần quan trọng đóng vai trò không thể thiếu trong việc chế tạo thủy tinh thành công. Thợ sản xuất sẽ cho cả 2 chất này vào cát để phục vụ cho mục đích khác nhau.
Natri cacbonat có công dụng làm hạ nhiệt độ xuống mức phù hợp để tiện lợi cho quá trình tạo ra thủy tinh. Tuy nhiên, đặc điểm của hoạt chất này sẽ khiến cho thủy tinh bị thấm nước. Do vậy, người ta nghiên cứu để bổ sung thêm canxi oxit hoặc có thể thay thế bằng vôi sống, hai chất này sẽ khắc phục được nhược điểm bên trên.
Ngoài ra, việc cho thêm oxit hoặc magie còn có tác dụng làm cho lọ thủy tinh bền chặt hơn, nhưng nó cũng có nhược điểm. Theo nghiên cứu, các chất phụ gia như trên cần được hạn chế đến mức tối thiểu, tối đa chỉ được phép nằm trong khoảng 26% đến 30% trong số hợp chất của thủy tinh.
Bổ sung các chất
Tùy vào mục đích sử dụng các chai lọ thủy tinh, người ta sẽ bổ sung thêm những thành phần quan trọng để tương ứng với các yêu cầu cần thiết. Ví dụ như đối với thủy tinh được dùng trang trí nội thất, nhà cửa, không gian sống, người thợ sẽ bổ sung thêm chì oxit để hình thành sự lung linh, lấp lánh cho thủy tinh pha lê.
Ngoài ra, hoạt chất kể trên khi tác dụng với những chất sẵn có sẽ tạo nên sự mềm dẻo, giúp quá trình nắn lọ, tạo hình trở nên đơn giản hơn. Thay vì một mảng bột cứng, bạn sẽ rất khó để nặn bằng tay theo phương pháp thủ công. Tương tự, việc làm mềm bột ra sẽ giúp máy móc dễ dàng hơn trong công đoạn nắn hình.
Bổ sung thêm một ý ngoài lề, đối với thủy tinh làm mắt kính, người ta sẽ cho thêm vào chất lantan oxit. Mục đích của việc làm này là giúp cho thủy tinh có tính khúc xạ ánh sáng, phù hợp với những người cận thị, loạn thị,…
Chất hóa học tạo màu
Giai đoạn này sẽ giúp tạo màu sắc đa dạng cho lọ thủy tinh, vì nhu cầu mua chai lọ không chỉ màu trong suốt, người ta còn thích thay đổi phong các bằng nhiều sắc màu khác nhau. Việc cho thêm từng chất sẽ có ý nghĩa hình thành nên màu sắc phong phú cho chai lọ làm bằng thủy tinh.
Điển hình như việc muốn thủy tinh đạt được màu xanh lục, người thợ sẽ cho thêm vào mùn sắt trong cát thạch anh, muốn độ trong suốt thì giảm thiểu tỷ lệ này đi. Tiếp đến, muốn tăng thêm mức độ xanh, người ta chỉ cần cho vào oxit đồng hay oxit sắt.
Để đạt được màu vàng, màu hổ phách, nâu nhạt, người thợ chế tạo sẽ bổ sung hợp chất lưu huỳnh theo liều lượng thích hợp. Ngoài ra, người ta còn có thể khiến thủy tinh từ trong suốt biến đổi thành màu đen bằng cách cho vào định lượng sắt hoặc cacbon nhất định, tỉ lệ cụ thể bao nhiêu sẽ do chuyên gia nghiên cứu.
Bắt đầu chế tạo
Hỗn hợp sau khi đã hoàn tất sẽ được đưa vào thùng chứa và thực hiện quá trình làm nóng 1400 độ C. Điều này giúp thủy tinh từ dạng đặc chuyển hóa thành dạng lỏng, rồi người ta chia theo tỷ lệ thích hợp để sản xuất ra thành phẩm lọ như mong muốn.
Ví dụ như lọ thủy tinh có kích thước càng lớn, đồng nghĩa khối lượng chất lỏng này càng nhiều. Sau khi phân tỷ lệ người ta cho vào khuôn tạo hình, thông thường loại khuôn được sử dụng là khuôn thổi. Bằng mức áp suất phù hợp, thủy tinh sẽ được ép lên thành khuôn giúp tạo ra hình dạng như đã tính toán.
Sau khi thổi khuôn tạo hình, máy sẽ tách khuôn ra và cho ta sản phẩm lọ thủy tinh đang còn nóng hổi. Giai đoạn tiếp theo, người ta sẽ làm nguội để thủy tinh chuyển hóa thành dạng đặc hoàn toàn, giữ nguyên như hình dạng đã được nắn, dù gia tăng độ cứng nhưng vẫn không làm thay đổi khuôn mẫu cũ.
Tôi luyện lọ thủy tinh
Có nghĩa là thủy tinh sẽ tiếp tục được đun nóng lần nữa để tăng độ bền, giúp loại bỏ những điểm tụ vô tình tạo ra trong quá trình làm nguội. Kết thúc quá trình tôi luyện này, lọ chai thủy tinh sẽ được phủ lớp mạ bên ngoài để tăng độ bóng loáng, vậy là quy trình làm ra một thành phẩm đã hoàn tất.
Khám phá công dụng của lọ thủy tinh trong đời sống
Có thể thấy, lọ chai thủy tinh được sử dụng trong nhà với nhiều mục đích khác nhau, điển hình nhất có thể thấy là việc cắm hoa hoặc đựng những thức uống cho gia đình. Đó chỉ là những công dụng điển hình, người ta còn nghĩ ra những cách hay ho để khiến lọ làm bằng thủy tinh được tăng thêm phần đặc sắc.
Điển hình như việc vẽ tranh lên lọ cũng là một ý tưởng hay ho, rồi bạn sử dụng chiếc lọ đã vẽ để dùng làm lọ cắm bút, làm chuông gió, lọ đựng hoa theo phong cách tái chế,… Tiếp đến, bạn có thể sử dụng lọ chế tạo làm ra đèn để bàn, nến kết hợp với thủy tinh sẽ vô cùng bắt mắt đấy!
Thắc mắc: Tại sao nên dùng thủy tinh thay vì nhựa?
Những câu slogan khuyên con người nên giảm thiểu sử dụng nhựa được truyền bá rộng rãi, vì lý do nhựa có những chất hóa học không tốt cho sức khỏe con người, lại còn rất khó để phân hủy. Trong khi đó, thủy tinh lành tính hơn rất nhiều, những chuyên gia khuyến khích mọi người nên dùng những vật dụng có thể thay thế cho nhựa.
Lọ thủy tinh là một sự lựa chọn tuyệt vời trong trường hợp này, tuy có giá thành cao hơn nhựa nhưng bạn có thể tái sử dụng nhiều năm liền, vô cùng tiện lợi. Ngoài ra, thủy tinh cũng sẽ không nóng chảy khi gặp nhiệt độ, trong khi nhựa sẽ ngay lập tức chảy ra vì nó không chịu được nhiệt.
Chao thủy tinh nên mua ở đâu?
Vật dụng này được bán khắp mọi nơi, từ cửa hàng tiện lợi, chợ cho đến siêu thị, những ứng dụng mua sắm trực tuyến,… Thủy tinh không thích hợp để vận chuyển đường dài nên bạn hãy tìm đến những cửa hàng bán vật dụng gia đình để lựa chọn mẫu mã thích hợp.
Tuy nhiên, do việc mua sắm online đang rất thịnh hành ngày nay, nếu bạn mua lọ thủy tinh bằng phương thức này hãy ghi nhớ việc mua bảo hiểm vận chuyển và quay video mở hàng. Hành động này sẽ giúp bạn khiếu nại với bên bán hàng để họ hoàn trả lại sản phẩm nguyên vẹn cho bạn.
Lọ thủy tinh là điểm nhấn cho sự tinh tế của mọi nhà
Biết cách bày trí vật dụng này trong nhà, bạn sẽ điểm xuyến cho không gian sống thêm phần cuốn hút, thú vị. Bằng cách sử dụng trực tiếp hoặc tái chế, bạn có thể tự do sáng tạo theo sở thích để tạo nên một màu sắc riêng biệt. Điều đó chứng minh cho sự tinh tế của gia chủ, làm đẹp cho ngôi nhà của mình.
Một số gợi ý hay ho như bạn sử dụng lọ thủy tinh để trồng cây, làm quả cầu tuyết, chuông gió, lọ hoa, đèn chùm, đèn để bàn, khung hình, lọ bọc lưới, lọ chứa cát,… Vẻ đẹp tinh tế của thủy tinh kết hợp cùng những chi tiết đặc biệt chắc chắn sẽ rất bắt mắt đấy.
Kết luận
Những thông tin xoay quanh lọ thủy tinh đã được gửi đến bạn qua từng tiêu đề phía trên đây. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã khám phá được một vật dụng tuyệt vời cho không gian sống. Hãy thỏa sức sáng tạo để thủy tinh trở thành một phụ kiện xinh đẹp cho ngôi nhà.