Sưu tầm điện thoại cổ là một trong những thú vui thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Không những thế, nó còn được xem như một “bộ môn” cần các dân chơi sưu tầm phải học hỏi và nắm bắt trước khi dấn thân vào. Hãy cùng tìm hiểu liệu collect điện thoại cũ có những điều thú vị nào và các thông tin cơ bản cần biết khi gia nhập vào hội này.
Tìm hiểu cơ bản về lịch sử ra đời điện thoại cổ
Có thể bạn chưa biết, chiếc điện thoại cầm tay đầu tiên được phát minh vào năm 1973, bởi vị tiến sĩ tài ba Martin Cooper. Hình dáng của nó được thiết kế tương tự bộ đàm, tuy nhiên đã được tiết chế bởi các chi tiết rườm rà cho máy trông gọn hơn. Motorola DynaTAC 8000x là tên của dòng này, sử dụng mạng 1G và tín hiệu analog.
Nhà Nokia khi ấy vẫn là đơn vị kinh doanh dây cáp và các thiết bị mạng không dây cho điện thoại. Sau khi thấy được tiềm năng phát triển của dòng điện thoại cầm tay Motorola, họ mới bắt tay vào nghiên cứu. Thành phẩm đầu tiên được ra đời vào năm 1991, đây được cho là bước cải tiến ảnh hưởng đến cả một thời đại.
Dòng GSM được ra mắt với sự khác biệt là sử dụng mạng 2G, tính năng nhắn tin và lưu trữ một lượng dữ liệu nhất định. Nhờ sự thành công này mà nhà Nokia tiếp tục cho ra mắt hàng loạt sản phẩm mới đến với người dùng. Lúc này, nó chưa được gọi là điện thoại cổ bởi vẫn đang dùng và cảm thán như một thiết bị hiện đại.
Mãi đến về sau này, khi những chiếc điện thoại cảm ứng đầu tiên được ra đời bởi nhà Apple, Lumia, LG. Dẫn đến việc sử dụng Nokia bị hạn chế, người dùng phải chạy theo sự phát triển của thời đại công nghệ. Từ đó, những sản phẩm được ra mắt vào thời đại trước được gọi là điện thoại cổ và trở thành món đồ sưu tầm của dân chơi.
Điện thoại cổ có đặc điểm gì khiến giới đại gia mê mệt?
Giới trẻ ngày nay có lẽ sẽ không hình dung được những chiếc điện thoại này đã được sử dụng rộng rãi như thế nào. Vào những năm thập niên 90, người sở hữu chiếc Nokia sẽ được xếp vào hạng sang trọng, họ phải có thu nhập khá giả mới mua được dòng có kiểu dáng đặc biệt.
Kiểu dáng độc đáo
Điện thoại cổ là một trong những món đồ có giá trị cao, được gìn giữ về mặt giá trị và vật chất qua hàng chục năm liền. Kích thước của nó nhỏ gọn, được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau, từng là một sản phẩm được săn đón nhiều trên thị trường và làm mưa làm gió trong một thời gian dài.
Trong đó, phổ biến nhất là điện thoại nắp gập, phần nắp được lắp đặt màn hình và phần gập là đầy đủ các phím bấm. Kiểu dáng này là một trong những thiết kế được ưa chuộng nhất trong số các dòng điện thoại lúc bấy giờ. Nó xuất hiện để tạo nên cơn sốt cho giới người dùng và làm dấy lên sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất.
Ngoài ra, dòng điện thoại cổ cơ bản nhất hay còn được gọi là “cục gạch” vẫn được khá nhiều người yêu thích. Bởi sự tiện lợi trong cách sử dụng, việc cầm nắm cũng trở nên gọn nhẹ hơn vì thiết kế vừa tay. Tuy nhiên, chính vì kiểu dáng không đặc biệt nên giá thành của dòng này cũng chỉ chạm mốc trung bình.
Bên cạnh những thiết kế trên, dòng điện thoại thời xưa còn có thêm một kiểu dáng không kém phần độc đáo là nắp trượt. Form nhỏ hơn so với loại máy cơ bản, khi để bình thường người dùng chỉ được thấy phần màn hình và một số nút bấm đơn giản. Người dùng sẽ phải trượt lên nếu muốn sử dụng được tất cả các phím bấm còn lại.
Điện thoại cổ có độ bền cao
Ưu điểm của điện thoại cũ là bền bỉ, với những yêu cầu cơ bản như nghe, gọi, nhắn tin, lưu số thì người dùng có thể sử dụng suốt nhiều năm liền. Hầu hết những chiếc điện thoại này đều được trang bị một lớp chịu đựng tốt, va đập mạnh cũng sẽ không gây tổn thương đến bất kỳ bộ phận nào của máy.
Hiện nay, trên các trang mạng xã hội cũng thực hiện nhiều biện pháp so sánh để nói về độ bền của điện thoại cũ. Hầu hết máy vẫn giữ nguyên vẹn hình dáng ban đầu và các chức năng bên trong của mình sau khi trải qua thí nghiệm rơi tự do từ độ cao hàng trăm mét.
Nhiều người cho rằng, điện thoại bền như vậy là do trọng lượng nặng, vì vậy khi va chạm mạnh sẽ không gây tổn thương đáng kể. Tuy nhiên, các thử nghiệm vẫn được thực hiện trên các điện thoại được làm bằng nhựa và trọng lượng chỉ vừa 100g để chứng tỏ được sự bền chắc của thiết bị là tuyệt đối.
Thời lượng pin điện thoại cổ cao
Khác với các dòng điện thoại cảm ứng được sử dụng nhiều trong những năm trở lại đây, vì phải chạy khá nhiều chương trình nên phần pin sẽ không đảm bảo. Đối với điện thoại cổ, người dùng có thể sử dụng liên tục trong vòng 5 ngày mà không phải lo pin sẽ hết hoặc nguồn bị sập giữa chừng.
Pin của một chiếc điện thoại Nokia trung bình sẽ có đến hơn 3.000mAh, tương đương 4-5 giờ đồng hồ sử dụng. Không những thế, có vài dòng cao cấp hơn có thời lượng pin đến 8 giờ, đồng nghĩa với việc chất lượng pin hơn 5.000mAh. Gấp đôi nếu so với điện thoại hiện đại đang thịnh hành trên thị trường như Iphone hay Samsung.
Bên cạnh đó, phần pin cũng hỗ trợ cho các bộ phận bên trong điện thoại hoạt động nhanh và mượt mà hơn. Người dùng sẽ gặp rất ít trường hợp pin bị hư hỏng hoặc phồng lên do sạc quá lâu, bởi lẽ bạn chỉ tốn tối đa 1 tiếng 30 phút để sạc đầy 100% ở bất kỳ hiệu điện thế nào.
Địa điểm mua các dòng điện thoại cũ uy tín
Để thỏa mãn được đam mê điện thoại cũ của nhiều người, việc đầu tiên cần làm sau khi tìm hiểu chính là mua và sưu tầm nó. Cảm giác được cầm món đồ mình yêu thích bấy lâu nay sẽ đánh thức ngọn lửa đam mê cháy bỏng bên trong tâm hồn bạn. Và điện thoại cũng không ngoại lệ khi vẫn được nhiều người săn đón trên diện rộng.
Tuy nhiên, không phải cửa hàng nào rao bán điện thoại cổ cũng đều uy tín và đáng tin cậy. Có nhiều trường hợp bị đánh lừa hàng chục triệu đồng chỉ vì không quá chú ý vào chi tiết để phân biệt thật giả. Để mua được chiếc điện thoại như ý, collectors nên tìm đến các cơ sở lâu năm, được đồng môn nhận xét là thật sự uy tín.
Đa phần ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ đều có rất nhiều cửa hàng chuyên kinh doanh kiêm sưu tầm điện thoại. Bạn có thể tìm thấy dễ dàng ở các diễn đàn trực tuyến, nhiều collectors đã trải nghiệm và để lại chia sẻ.
Ngoài ra, ở một số khu vực lân cận vẫn có nơi sưu tầm điện thoại cổ, tuy nhiên họ đa phần nhập về từ những cửa hàng lớn hoặc mua từ người dùng. Không những thế, nhiều nơi vẫn chưa có kinh nghiệm dày dặn trong việc quan sát cặn kẽ chi tiết máy, dẫn đến việc đánh giá sai giá trị cũng như giá thành được bán ra.
Nên mua điện thoại cổ trực tiếp hay online?
Sau nhiều năm phát triển của công nghệ, tốc độ tiếp thu kiến thức về điện thoại cổ của các collector cũng cải thiện nhanh hơn. Họ có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về những chiếc điện thoại mà mình thích, hoặc tham khảo một số nơi bán thiết bị qua các diễn đàn trên internet.
Tuy nhiên, việc mua điện thoại cũ không chỉ nên nhìn qua hình ảnh và những thông tin được cửa hàng thêu vẽ trên web. Giá trị của một chiếc máy có thể lên đến hàng trăm triệu đồng, thế nên người sưu tầm phải đến để xem và kiểm tra trực tiếp từng chi tiết.
Bằng mắt thường, bạn có thể nhìn thấy được những lỗi nhỏ mà màn hình không thể hiện được hoàn toàn. Không những thế, càng ngày càng xuất hiện nhiều chiêu trò lừa bịp tinh vi, đặc biệt là với những món hàng có giá trị như điện thoại đời cũ. Nếu quan sát không khéo, bạn có thể bị lừa và mất tiền bất cứ lúc nào.
Tầm quan trọng của phong thủy khi mua điện thoại cổ
Không chỉ riêng khi mua máy đời cũ, mà ngay cả khi chọn mua điện thoại cảm ứng hiện đại thì màu sắc cũng là một trong những yếu tố quyết định. Tuy nhiên, đối với những nhà sưu tầm, điện thoại cũ sẽ đóng vai trò là sở thích kiêm cả sự may mắn trong cuộc sống, vì vậy họ phải lựa chọn thật kỹ để lưu giữ bên mình.
Thông thường, một chiếc máy cổ chỉ có nhiều nhất là 5 màu, trong đó sẽ luôn có những thiết kế cơ bản như đen, xám, bạc. Vì vậy, nhà sưu tầm chỉ nên dựa vào một số màu sắc trong Ngũ hành tương sinh của bản thân, đồng thời chú ý đến mức độ may mắn mà chiếc điện thoại đó tác động đến mà lựa chọn màu phù hợp.
Một số thương hiệu điện thoại dáng cổ huyền thoại
Đa số các dòng điện thoại cổ được yêu thích đều đến từ những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Họ kinh doanh các thiết bị kết nối mạng từ trước đó từ rất lâu đời, sau khi đổi sang sản phẩm chính là điện thoại mới được săn đón nồng nhiệt.
- Nokia: Hãng điện thoại nổi tiếng nhất dẫu qua nhiều thập kỷ, chứa vô vàn những kỷ niệm của các thế hệ đã từng sử dụng.
- RIM: Ban đầu có tên là BlackBerry với biểu tượng hình trái dâu đen huyền thoại, nổi tiếng với dòng điện thoại kiểu dáng to đột phá so với mặt bằng chung.
- Motorola: Là thương hiệu sản xuất ra chiếc điện thoại cầm tay đầu tiên trên thế giới.
- Vertu: Mẫu điện thoại cổ siêu nặng, giá trị để mua một chiếc có thể lên đến gần 2 tỷ đồng.
Kết luận
Điện thoại cổ là một trong những sản phẩm thành công nhất của thời đại, dẫu bị ảnh hưởng bởi thời kỳ phát triển của công nghệ nhưng giá trị của nó vẫn không thay đổi. Mặc dù không phải là một nhà sưu tầm điện thoại cổ nhưng bạn vẫn có thể tìm hiểu và đọc những giai thoại thú vị về nó.